Sự khác biệt công nghệ in offset và kỹ thuật số trong in ấn

Ngày nay, có lẽ in offset và in kỹ thuật số là 2 công nghệ in phổ biến nhất. Nếu là người chưa có kiến thức gì về in ấn, khi có nhu cầu in chắc hẳn sẽ bối rối vì không biết nên chọn hình thức in nào trong 2 hình thức trên. Để giúp những ai đang phân vân hiểu rõ hơn và ra quyết định đúng đắn hơn, bài viết này sẽ làm rõ sự khác biệt cũng như ưu nhược điểm từng công nghệ như sau:

Kích thước bảng


In ấn kỹ thuật số thường chạy tấm có kích thước nhỏ hơn 19”, với một số máy sẽ lên đến 29″. In Offset thường chạy ép có tấm 29” và 40”.

Màu sắc


Máy in offset có thể cung cấp hệ màu nhất định so với in kỹ thuật số. Ví dụ, in ấn Pantone color (một hệ thống quản lý màu sắc) là chính xác hơn trên máy offset bởi vì nó thực sự sử dụng mực in Pantone.

Máy in offset có thể cung cấp hệ màu nhất định so với in kỹ thuật số.

Sự khác biệt về công nghê của 2 loại in


In offset sử dụng ống bản kim loại khắc sẵn thông tin hình ảnh, thông tin hình ảnh bắt mực in truyền hình ảnh lên ống cao su, ống cao su ép hình ảnh lên giấy. Các thiết lập ban đầu in offset nói chung là tiêu tốn thời gian đáng kể và tốn kém hơn so với in kỹ thuật số. Mỗi tấm kim loại được khắc cho mỗi màu khác nhau và được ép lên ống cao su chuyển mực lên giấy. Cần đợi một vài phút cho bản in chạy ra và có thời gian làm khô mực.
In kỹ thuật số sử dụng trục lăn điện tích, gọi là Drum (hay còn gọi là trống) để áp mực lên giấy. Mỗi màu mực cần một Drum khác nhau, hình ảnh được truyền xuống Drum dưới dạng điện tích, điện tích càng nhiều thì càng đậm, Drum sau khi tích điện sẽ được lăn qua mực, phần nào có tích điện sẽ hút mực rồi sẽ được áp lên giấy, sau đó các màu hợp nhất lại, rồi đi qua bộ phận sấy.

Các thiết lập ban đầu in offset nói chung là tiêu tốn thời gian đáng kể và tốn kém hơn so với in kỹ thuật số.

Số lượng bản in


In offset phù hợp với khối lượng bản in rất lớn (có nghĩa là bản in ra hàng nghìn tới hàng triệu bản copy) và in kỹ thuật số phù hợp cho in số lượng ngắn (tức là chạy từng bản một).

Máy in kỹ thuật số rẻ hơn khi thay đổi nội dung in


Ưu điểm của in kỹ thuật số là in nhanh, dễ dàng và nhanh chóng khi muốn thay đổi, chỉnh sửa bởi chỉ cần có file in trên máy tính là đã có thể in trực tiếp ra máy in được, còn in offset phải đợi làm các tấm khuôn in và để đúng khuôn in vào mực. Vì thê, khi in nhanh, in gấp lấy liền thì người ta sẽ chọn in kỹ thuật số.



Review máy in đa chức năng Brother MFC-1916NW

Máy in Brother MFC-1916NW với thiết kế đa chức năng vừa hỗ trợ in ấn, sao chụp, quét tài liệu tiện ích cho công việc văn phòng vừa và nhỏ.

Thiết kế


Brother MFC-1916NW là sản phẩm máy in đa chức năng đen trắng sử dụng công nghệ in laser điện quang. Máy có thiết kế vuông vắn, nặng tầm 8,5kg. 
Máy có khay giấy cung cấp giấy in chứa được 150 tờ giấy văn phòng, khay giấy ra chứa được 50 tờ. Khoang chứa hộp mực được thiết kế nằm phía trước để người dùng dễ dàng thay thế khi hết mực.
Bảng điều khiển của MFC-1916NW nằm trải dài theo bề ngang của máy với màn hình LCD đơn sắc ở giữa, các phím cơ, phím số và phím chức năng được bố trí 2 bên để người dùng có thể dễ dàng thác tác, scan, fax trực tiếp trên máy mà không cần thong qua máy tính.
Mặt trên của máy là khay nạp tài liệu tự động ADF (automatic document feeder) 10 tờ phục vụ cho các chức năng quét, sao chụp và fax. Đồng thời, máy cũng trang bị khay kính phẳng để quét, sao chụp tài liệu dạng sách.

Review máy in đa chức năng Brother MFC-1916NW


Kết nối


Vừa có cổng USB vừa có cổng cổng Ethernet và Wi-Fi tích hợp để kết nối mạng LAN, cho phép chia sẻ các chức năng cho người dùng trong mạng. Máy cũng có 2 cổng tín hiệu điện thoại vào/ra dùng cho chức năng fax. Máy hỗ trợ thêm phần mềm Control Center 4 đi kèm để người dùng có thể nhanh chóng thực hiện thao tác quét hình ảnh, tài liệu và fax từ máy tính với các thiết lập có sẵn hoặc tùy chỉnh.

Tốc độ


Brother MFC-1916NW hỗ trợ độ phân giải ở 3 mức chất lượng in 300dpi, 600dpi và HQ1200. 
Mẫu in này có tốc độ in lên đến đến 20 trang/phút và khoảng 10 giây cho trang đầu tiên. So về tốc độ in ở 3 chế độ là tương đương nhau, chênh lệch cao nhất chỉ từ 1 giây.
Về khả năng quét, máy cho chất lượng khá tốt trong cả thử nghiệm quét văn bản đen trắng lẫn hình ảnh màu. Hỗ trợ chức năng sao chụp với 4 chế độ Text dành cho văn bản, Photo cho hình ảnh, Receipt dành để sao chụp hóa đơn và cuối cùng là Auto. Máy hỗ trợ sao chụp 2 mặt giấy khổ nhỏ lên 1 mặt giấy lớn, hết sức tiện lợi khi sao chụp CMND. Chất lượng bản sao khá tốt, gần như tương đương bản gốc, nếu sao chụp ảnh màu cũng khá sắc nét.



Kỹ thuật chọn mua máy in cũ


Với xu hướng phát triển của công nghệ hiện nay, máy tính đã trở nên vô cùng phổ biến ở các gia đình và máy in cũng bắt đầu trở nên cần thiết, không chỉ ở văn phòng công ty mà còn ở các hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để mua một chiếc máy in mới mặc dù các hãng đang ngày càng cho ra các dòng máy in hiện đại hơn. Vì thế, nhiều người chấp nhận mua máy in cũ với chi phí thấp, với tính năng đơn giản phục vụ nhu cầu in ấn cơ bản là được. Thế nhưng việc chọn mua một chiếc máy cũ không hề dễ dàng, hãy lắng nghe lời khuyên sau đây trước khi lựa chọn nơi để mua một chiếc máy in cũ cho mình nhé!

Kiểm chứng chất lượng máy in cũ


 Kỹ thuật chọn mua máy in cũ

Bạn đừng nên quan tâm đến những số 90% 99% , 95% được quảng cáo bởi vì đó chỉ là con số ảo, mà hãy chịu khó dành ra 2-3h để test toàn bộ chức năng của máy để biết máy in đó có thực sự còn hoạt động tốt hay không.
Những thời gian đó bạn sẽ làm những việc như sau:
- Kiểm tra máy
- Reset thử máy
- Kiểm tra ống mực
- Kiểm tra bản in có bị lỗi Drum không?
- Phần mềm cài đặt driver trên máy có hỗ trợ hết không?
- Còn bảo hành hay hết bảo hành
- Một vài kỹ thuật khắc phục lỗi báo đèn mực
- Bảo quản đầu in phun ra sao
- Chất lượng bản in trên từng loại giấy : Đây là thứ quý gía của một máy in, hỏng main bạn có thể thay và mất vài trăm còn thứ này mà thay thì thà mua luôn máy mới cho nó êm. Do đó nên làm kĩ một chút
- Kiểm tra đầu in phun xem có bị nghẹt mực không?

Kiểm tra đầu phun


Khi bật máy in yên cầu không clean head đầu phun và nozzle check => Kiểm tra xem đầu phun có thông vách không.

In Text mẫu trên những loại giấy thường sử dụng ( Giấy Ảnh, Giấy Font, Coucher) và kiểm tra màu sắc xem có phù hợp với sở thích của mình không.  Kiểm tra bộ Scan nếu có, sẽ có vài máy bị hỏng. Bạn gặp trường hợp như vậy hãy yêu cầu đổi hoặc bớt tiền. 

Kiến thức về giấy và quy trình sản xuất sản xuất giấy công nghiệp (P1)

Chúng ta hiện nay có thể mua và sử dụng giấy in, giấy viết, giấy photo giá sỉ quá dễ dàng nên đôi khi sử dụng còn lãng phí, chưa có thói quen tiết kiệm. Nhưng nếu bạn biết rằng, muốn có được 1 tờ giấy trắng, sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn và tiêu tốn rất nhiều cây xanh và năng lượng thì chắc hẳn bạn sẽ cân nhắc khi sử dụng một tờ giấy hơn. Vậy hôm nay hãy cùng tìm hiểu quy trình sản xuất giấy để hiểu rõ hơn cách để làm ra giấy nhé!!

Nguyên liệu sản xuất giấy


Nói đến nguyên liệu sản xuất giấy người ta nghĩ đến gỗ đầu tiên, và thực tế hiện nay gỗ cây xanh vẫn đang là nguyên liệu sản xuất giấy phổ biến nhất. Tuy nhiên không chỉ có gỗ, vật liệu gì có chứa sợi cellulose tự nhiên cũng có thể là nguyên liệu sản xuất giấy nhưng tùy loại mới cho ra loại giấy chất lượng tốt.
Các loại gỗ dùng làm giấy tốt thong dụng: Vân sam, Linh sam, Thông, Thông rụng lá, Sồi, Dương, Cáng lò (Cây bulô), Bạch đàn (Cây khuynh diệp)…
Ngoài gỗ hay các loại thực vật có chứa sợi cellulose như rơm rạ.. thì giấy cũ cũng là một nguyên liệu chính để sản xuất giấy hiện nay.

Nói đến nguyên liệu sản xuất giấy người ta nghĩ đến gỗ đầu tiên

Làm bột gỗ.


 Bột gỗ sẽ được được tạo ra từ 2 quá trình xử lý cơ học và xử lý hóa học.

Xử lý cơ học


Bột gỗ mài trắng: được mài từ gỗ đã được bóc vỏ trong các máy mài gỗ.
Bột gỗ mài nâu: hình thành khi các cuống cây được thấm ướt trong các nồi nấu trước khi được mài.
Bột nhiệt cơ: được sản xuất từ phế liệu gỗ được băm nhỏ và vỏ bào của các xưởng cưa. Theo phương thức TMPhay “bột nhiệt cơ”, chúng được làm thấm ướt ở 130 °C. Sau đó nước được thêm vào và các miếng gỗ này được nghiền trong các máy nghiền.

Xử lý hóa học


Các mảnh gỗ được xử lý hóa học bằng cách nấu. Sau khi nấu 12 đến 15 tiếng các sợi sẽ được tách ra khỏi các thành phần cứng đi cùng với cellulose.
Sau khi nấu xong, bột giấy sẽ được đem đi tẩy trắng. Phương pháp tẩy trắng có 2 loại, một loại có clo và một loại chất tẩy trắng không có clo. Nhưng do chất clo gây ô nhiễm môi trường nên dù cho chất tẩy trắng không có Clo có khả năng tẩy trắng thấp hơn, nhưng vẫn được sử dụng ngày càng nhiều.



Tình trạng lãng phí giấy phế liệu ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay nguồn giấy phế liệu đang bị lãng phí do không có tổ chức thu gom và phân loại đúng nghĩa mà chỉ dựa vào hàng ngũ “ve chai, đồng nát”. Nguồn giấy phế liệu, giấy thải rất lớn từ các văn phòng, trường học…chưa được thu gom tái chế mà thường bị đổ thẳng ra bãi chôn lấp. Trong khi đó, giấy phế liệu, giấy thải này là nguồn nguyên liệu lớn của các loại giấy tái sinh giúp bảo vệ môi trường.

Lãng phí giấy phế liệu, giấy thải


Tình trạng lãng phí giấy phế liệu ở Việt Nam

“Hiện nay, trên thế giới có đến 70% nguyên liệu sản xuất giấy là giấy đã qua sử dụng. Ở Việt Nam, tỷ lệ thu hồi giấy loại để tái chế vẫn thấp, chỉ đạt 25% và chiếm 50% tổng lượng giấy loại đã tái chế (phần còn lại là nhập khẩu) ”, ông Vũ  Ngọc Bảo cho biết.
"Điều này cho thấy, giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính và quan trọng hơn cả bột giấy được sản xuất từ gỗ. Nhằm giảm chi phí đầu vào cho sản xuất trong nước, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm giấy trên thị trường, các doanh nghiệp ngành giấy cần một lượng rất lớn giấy tái chế; nhưng Việt Nam vẫn đang vô cùng lãng phí nguồn nguyên liệu này", ông Bảo cho biết thêm.
Cũng theo ông Vũ Văn Cường, "giấy đã qua sử dụng bị đem tiêu huỷ một cách lãng phí, trong lúc Việt Nam đang phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu một lượng giấy phế liệu, giấy tái chế khổng lồ từ các nước Mỹ, Nhật... để làm nguyên liệu sản xuất giấy trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có quy định nào nói về việc thu gom và tái chế các vật liệu đã qua sử dụng có thể tái chế được.

Cần tăng cường thu gom và tái chế giấy


Để có nguồn giấy tái chế cho ngành công nghiệp giấy, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cùng Viện Nghiên cứu chiến lược - Bộ Công Thương đã đề nghị đưa việc thu gom, tái chế giấy đã qua sử dụng thành một chương trình quốc gia. Qua đó, Nhà nước và xã hội coi giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính cho sản xuất giấy, chứ không coi đó là rác như hiện nay".
Ông Vũ Ngọc Bảo đưa ra ý kiến: "Nếu được xã hội quan tâm, Nhà nước ủng hộ bằng các quy định có tính pháp chế, Việt Nam có thể khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ để phát triển ngành giấy, nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường, giảm nhập khẩu giấy loại".
Theo Tamnhin.net